Kinh doanh homestay là lĩnh vực đầy tiềm năng trong bối cảnh bùng nổ xu hướng phượt của giới trẻ và trào lưu “tây balo” hiện nay. Mặt khác, mô hình kinh doanh homestay không đòi hỏi quá nhiều vốn, giúp người dân tại các địa phương phát triển thành nghề ‘tay trái’ hái ra tiền.
Vậy những kinh nghiệm kinh doanh homestay là gì, kinh doanh homestay cần những gì và làm thế nào để kinh doanh homestay thành công? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây từ nền tảng kết nối bất động sản Homedy!
Kinh nghiệm kinh doanh homestay thành công
1. Lập kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết
Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng cần lập ra kế hoạch chi tiết. Đặc biệt là vấn đề phân bổ vốn đầu tư. Trong giai đoạn đầu kinh doanh homestay, bạn cần cân nhắc về các khoản tiền cần chi như sau:
-
Chi phí mua đất làm homestay (nếu bạn muốn đầu tư dài hạn)
-
Tiền đặt cọc nhà và thanh toán trước (nếu thuê nhà để làm homestay)
-
Chi phí lên phương án thiết kế, cải tạo homestay
-
Chi phí chuẩn bị hồ sơ chứng từ và đăng ký giấy phép kinh doanh homestay
-
Chi phí dự trù phí phát sinh khi xây dựng và hoàn thiện homestay
-
Chi phí dự trù vận hành và marketing kinh doanh homestay
Kinh nghiệm kinh doanh homestay thành công cho người ít vốn
Vậy, kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền? Theo tìm hiểu từ Homedy, để homestay đảm bảo đúng chức năng cũng như thu hút khách hàng thì số vốn tối thiểu ở mức 300 triệu đồng. Ngoài ra, ngoài các chi phí đã nêu trên bạn còn phải dự trù một khoản để bù lỗ trong thời gian đầu kinh doanh homestay.
2. Dành nhiều thời gian chăm sóc và vận hành homestay
Hoạt động kinh doanh homestay không đòi hỏi ở bạn quá nhiều vốn nhưng yêu cầu bạn phải dành nhiều thời gian để chăm sóc và vận hành. Theo đó, một số công việc bạn cần phải chú ý là tư vấn khách hàng, đưa đón khách, checkin – checkout phòng, dọn dẹp phòng khách trả, hỗ trợ khách hàng và xử lý sự cố phát sinh.
3. Lựa chọn vị trí hợp lý homestay
Tương tự như đầu tư bất động sản, khi đầu tư kinh doanh homestay bạn cũng đặc biệt chú ý tới vị trí. Theo các chuyên gia, ngoài các yếu tố về dịch vụ, tiện ích hay decor đẹp thì những homestay có vị trí đắc địa, thuận lợi giao thông và cận kề các điểm tham quan nổi tiếng thường có tỷ lệ khách lưu trú cao hơn.
4. Decor homestay và phong cách phục vụ
Ngày nay, khách hàng lựa chọn homestay không chỉ bởi đây là loại hình lưu trú tiết kiệm và tiện lợi mà còn vì homestay thường được trang trí rất độc đáo, ấn tượng và bắt mắt.
Để thu hút một lượng lớn khách hàng đến homestay của bạn, hãy bỏ thời gian tìm hiểu và trang trí sao cho homestay đáp ứng thị hiếu khách hàng. Trường hợp thuê nhân viên để phục vụ, bạn nên xây dựng nên những tiêu chí dịch vụ riêng cho homestay của mình để làm hài lòng khách hàng.
5. Hoàn tất các thủ tục pháp lý kinh doanh homestay
Các giấy tờ pháp lý không thể thiếu khi kinh doanh homestay bạn cần hoàn thiện gồm có: Giấy phép kinh doanh homestay, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận công tác phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự,…
Những rủi ro khi kinh doanh homestay có thể gặp phải
Mọi hình thức kinh doanh đều tồn tại những rủi ro nhất định, và kinh doanh homestay cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Dưới đây là một số rủi ro có thể gặp phải khi bạn đầu tư kinh doanh loại hình dịch vụ homestay.
1. Những đánh giá thiếu chính xác, tiêu cực
Ngày nay, trước khi mua hàng hóa hoặc chọn bất cứ dịch vụ nào, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu đánh giá, review trên Internet. Đối với việc đặt phòng online cũng vậy, nếu homestay của bạn nhận quá nhiều đánh giá tiêu cực sẽ khiến khách bỏ qua và lựa chọn dịch vụ đối thủ ngay. Do đó, hãy nâng tầm chất lượng dịch vụ homestay của mình để làm hài lòng khách hàng.
Cẩn trọng trước những rủi ro khi kinh doanh homestay
Dù vậy, thực tế một số trường hợp tuy chất lượng phục vụ tốt nhưng vẫn nhận được đánh giá xấu và thiếu chính xác, có thể là do việc “chơi xấu” từ đối thủ. Trường hợp này bạn có thể liên hệ với và khiếu nại với các kênh OTA để được giải quyết. Bằng cách chứng minh những đánh giá của khách hàng là thiếu chính xác, kênh OTA sẽ xóa những đánh giá thiếu chính xác nhanh chóng.
2. Khách thuê homestay sai mục đích
Khách thuê homestay để hoạt động mại dâm, sử dụng ma túy… là những hành vi vi phạm pháp luật mà mọi chủ homestay đều lo sợ. Để hạn chế rủi ro trên khi kinh doanh homestay, bạn cần:
-
Theo dõi “blacklist” về khách thuê mà các chủ homestay khác đã chia sẻ;
-
Yêu cầu khách ký thỏa thuận cho thuê trọ homestay với mục đích lưu trú hợp pháp;
-
Khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng cho khách thuê dài ngày;
3. Chủ cho thuê đòi lại nhà đang làm homestay
Thêm một rủi ro mà nhiều người gặp phải khi đầu tư homestay nữa đó là rất nhiều chủ nhà cho thuê nhà để khách kinh doanh homestay. Nhưng sau khi thấy công việc kinh doanh thuận lợi thì đòi lại nhà để tự mình kinh doanh.
Để tránh trường hợp này bạn cần ký hợp đồng thuê nhà hợp pháp với chủ nhà. Đồng thời thỏa thuận rất kỹ về những điều khoản đền bù và thời gian mà chủ nhà cần thông báo trước khi đòi nhà để có thể kịp xử lý những khách đã đặt phòng.
Trên đây là những bí kíp kinh doanh homestay hái ra tiền cho người ít vốn Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hay ho khi đầu tư vào thị trường không đơn giản này. Ngoài ra, hãy truy cập website Homedy mỗi ngày để cập nhật những thông tin hữu ích từ thị trường cho thuê nhà đất, mua bán nhà đất ngay hôm nay nếu bạn có ý định đầu tư bất động sản năm 2022. Chúc bạn thành công!